Máy đo độ mặn của nước là một thiết bị đo quan trọng bởi những loài động vật cũng như thực vật khác nhau luôn tồn tại trong những độ mặn khác nhau. Ngay cả một sự biến đổi nhỏ về mức độ mặn cũng có thể gây ra sự căng thẳng, hay thậm chí là tử vong, cho các sinh vật này và còn có thể gây ra sự tàn phá đối với cả hệ sinh thái địa phương hoặc rộng hơn.
1. Tại sao cần phải sử dụng máy đo độ mặn của nước?
Máy đo độ mặn của nước đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi sự sống, sinh trưởng cũng như sự phát triển của những loài sinh vật thủy sinh, nhất là những sinh vật được nuôi trồng trong nước hoặc các giống cây trồng tốc độ sinh trưởng phụ thuộc ít nhiều vào độ mặn của nước.
Mỗi loài sinh vật thủy sinh đều có khả năng thích ứng với môi trường với mức độ mặn khác nhau. Vì vậy, việc đo lường cũng như kiểm soát chỉ số này là điều vô cùng cần thiết để có thể đảm bảo được điều kiện cũng như tiêu chuẩn về vấn đề môi trường sống cho những sinh vật đó, đảm bảo được sự sinh trưởng, phát triển tốt nhất cho chúng.
Bên cạnh đó, độ mặn của nước còn ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong nước. Độ mặn càng cao, khả năng hòa tan oxy sẽ càng giảm và ngược lại. Trong trường hợp nước quá mặn có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy bởi nồng độ oxy hòa tan thấp, gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, sức khỏe cũng như sự sống của các hệ sinh vật trong đó.
Tóm tắt những ảnh hưởng phổ biến do độ mặn của nước gây ra |
|
Sự sống của sinh vật | Sự sinh trưởng của cây trồng |
Nồng độ oxy | … |
2. Các phương pháp đo độ mặn hiệu quả
2.1. Bút đo độ mặn cầm tay
Nếu bạn muốn sử dụng những thiết bị máy đo độ mặn của nước điện tử thay vì thiết bị cơ học hoặc quang học thì bút đo độ mặn chính là lựa chọn dành cho bạn. Bút đo độ mặn cầm tay thường sẽ có kích thước vô cùng nhỏ gọn, phạm vi đo của loại máy đo độ mặn của nước này khá cao và sẽ hiển thị kết quả ngay trên màn hình LCD.
Thông thường phạm vi đo độ mặn sẽ có thể lên tới 70.000ppt, đơn vị đo PPT, PSU hay trọng lượng riêng cùng nhiệt độ. Cơ chế bù nhiệt độ một cách tự động (ATC) và khả năng hiệu chỉnh thủ công hoặc tự động thường được trang bị. Đây chính là cách đo độ mặn của nước được sử dụng để tiến hành kiểm tra nhanh cho những ao, hồ nuôi thủy sản hoặc những bể cá nước mặn.
2.2. Máy đo độ mặn kỹ thuật số
Sử dụng máy đo độ mặn của nước kỹ thuật số là cách được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Đây chính là dụng cụ sử dụng tích hợp đồng thời rất nhiều chức năng, có thể xác định được độ mặn dựa trên nguyên lý cấu tạo hóa học thành phần NaCL.
Những máy đo độ mặn kỹ thuật số thường sẽ được thiết kế nhỏ gọn, vừa tay cầm và đặc biệt là luôn được trang bị sẵn màn hình LCD giúp người sử dụng dễ dàng quan sát cũng như theo dõi những chỉ số này một cách chủ động và thuận tiện nhất.
2.3. Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
Khúc xạ kế là một trong những máy đo độ mặn của nước được yêu thích, đây cũng chính là phương pháp phổ biến hiện nay. Cách xác định nồng độ muối này sẽ dựa trên chỉ số khúc xạ bởi sự thay đổi ánh sáng khi tiến hành truyền qua những môi trường khác nhau. Sự khác biệt này sẽ biểu thị nồng độ muối của từng dung dịch.
3. Hướng dẫn sử dụng máy đo độ mặn
Để có thể sử dụng máy đo độ mặn của nước chính xác và an toàn, trước hết bạn cần chuẩn bị các vật dụng như: gang tay, để mẫu nước, cốc đựng. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sử dụng thiết bị đo độ mặn sau:
- Bước 1: Mở tấm chắn sáng ra, tiến hành nhỏ mẫu dung dịch của đối tượng kiểm tra vào lăng kính tiếp xúc. Bạn cũng có thể dùng những dụng cụ lấy mẫu để hỗ trợ thao tác này.
- Bước 2: Đậy nắp chắn sáng lại, điều chỉnh tiêu cự trong trường hợp cần thiết. Thực hiện quan sát mẫu dung dịch qua thị kính để thấy rõ chỉ số độ mặn một cách rõ ràng.
- Bước 3: Sử dụng khăn lau bằng vải mềm hoặc bông sạch để thấm mẫu nước sau khi quan sát xong.
>>> Mời bạn xem thêm: Khúc xạ kế đo độ ngọt – Cách sử dụng & Nguyên lý hoạt động
4. Những lưu ý khi sử dụng máy đo độ mặn là gì?
Trước khi sử dụng, bạn cần đọc kỹ phần hướng dẫn hoạt động của máy đo độ mặn của nước tùy theo từng loại máy. Đồng thời hãy luôn để máy tránh xa tầm tay trẻ em, trong trường hợp trẻ vô tình nuốt phải những bộ phận nhỏ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng nhất.
Khi tiến hành đo, bạn cần chú ý không nhúng máy đo qua khỏi vạch quy định, thường được ký hiệu là “Water Line”. Bên cạnh đó, tránh để nước tiếp xúc với những bộ phận khác của máy để không dẫn đến tình trạng hư hỏng. Bên cạnh đó hãy thường xuyên vệ sinh cho máy, tuy nhiên không được dùng hóa chất (acetone, benzen)
Nếu bạn muốn vận chuyển máy đo độ mặn của nước thì hãy luôn nhớ rằng đậy thật kỹ nắp bảo vệ cũng như không để máy ở những nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm quá cao, nên giữ máy trong tình trạng khô ráo. Trong trường hợp bạn không sử dụng máy (từ một tháng trở lên) thì có thể tháo pin ra khỏi thiết bị này.
Không chỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản mà máy đo độ mặn của nước còn là thiết bị cần thiết trong ngành trồng trọt và trong công nghiệp. Hy vọng với những thông tin này sẽ mang đến cho bạn các kiến thức cần thiết!