Trên thị trường ngày nay, những loại máy đo tốc độ vòng quay luôn được phân chia thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Vì thế khiến người tiêu dùng thường khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. THIETBIKIEMTRA hy vọng rằng bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng giải quyết được vấn đề đó.
1. Khái niệm về tốc độ vòng quay động cơ
Chuyển động quay của một động cơ nào đó có thể hiểu đơn giản chính là xung quanh một trục cố định, những điểm nằm ngoài trục sẽ quay theo một quỹ đạo không đổi nhất định và chúng được hiểu rằng nằm trên một mặt phẳng vuông góc 90 độ so với trục quay. Và tốc độ này có thể được đo bằng máy đo tốc độ vòng quay
Ví dụ thường thấy trong cuộc sống chúng ta chính là cánh quạt. Những điểm trên cánh quạt sẽ nằm trên cùng một mặt phẳng vuông góc so với trục khi quay và sẽ tạo thành chuyển động. Như thế thì thiết bị đo vòng quay của động cơ có thể hiểu là dụng cụ để đo tốc độ của chuyển động quay vừa miêu tả.
2. Các phương pháp đo tốc độ vòng quay động cơ
Các phương pháp đo tốc độ vòng quay động cơ |
|
Phương pháp đo tiếp xúc | Phương pháp đo không tiếp xúc |
Phương pháp đo tần số chớp |
2.1. Phương pháp đo tiếp xúc (đo trực tiếp)
Đây là cách đo truyền thống trong những phương pháp đo nhưng phương pháp này cũng rất chính xác. Tốc độ vòng quay của mỗi vật cần đo sẽ được cảm biến chuyển đổi sang tín hiệu điện. Sau đó sẽ được máy đo tốc độ vòng quay phân tích và hiển thị trên màn hình của thiết bị đo.
Phương pháp đo này được sử dụng khá phổ biến nhưng vẫn tồn tại những bất lợi nhất định. Đó chính là chỉ đo được các vật có vận tốc quay trong khoảng từ 20 rpm đến 20.000 rpm. Đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào lực tiếp xúc. Trong trường hợp tốc độ quá lớn thì sẽ dễ bị trượt ra ngoài. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không thể đo các vật có kích thước nhỏ.
2.2. Phương pháp đo không tiếp xúc (đo gián tiếp)
Cách đo của phương pháp không tiếp xúc là sử dụng máy đo tốc độ vòng quay kèm giấy phản quang gắn lên vật thể cần tiến hành đo. Khi đo thì thiết bị sẽ phát ra một chùm tia hồng ngoại. Chùm tia ánh sáng này sẽ chiếu ngay vào giấy phản quang và sau đó sẽ bị phản xạ lại. Tốc độ của vòng quay sau đó sẽ được đo thông qua cách đo thời gian chùm tia phản xạ tại vật cần đo.
Phương pháp đo gián tiếp được đánh giá là cao cấp và tiện lợi hơn so với phương pháp đo tiếp xúc trực tiếp. Phù hợp để đo nhiều loại động cơ với kích thước và tốc độ vừa phải, chẳng hạn như động cơ motor, máy khoan, cắt…
Tuy nhiên, không phải khi nào ta cũng có thể dán được giấy phản quang. Sẽ có nhiều loại máy không thể nào dừng máy để dán loại giấy phản quang. Đồng thời bạn cũng cần phải chú ý rằng, khoảng cách lớn nhất giữa tấm phản quang cùng thiết bị đo sẽ không được vượt quá 350mm.
>>>Mời bạn xem thêm: Top 03 Đồng Hồ Đo Tụ Điện Có Độ Chính Xác Cao – THIETBIKIEMTRA
2.3. Phương pháp đo tần số chớp (đèn Led)
Phương pháp đo tần số chớp có ưu điểm ưu việt hơn 2 phương pháp vừa kể trên. Bởi phương pháp này có thể đo được những vật thể rất nhỏ hay các nơi không thể chạm đến được. Không nhất thiết phải dừng máy móc hay cũng không cần phải dán giấy phản quang lên trên vật cần đo.
Dựa vào nguyên lý tần số chớp, những vật thể sẽ đứng yên trong mắt của người quan sát khi tần số chớp có tốc độ cao đồng bộ với sự chuyển động của vật. Dải đo của phương pháp đo này trải từ 30 rpm đến 20.000 rpm.
Ngoài đo được RPM thì các máy đo tốc độ vòng quay còn có tính năng cung cấp những chỉ số chuyển động của màng rung, màng loa…Một số thiết bị còn nhắm mục tiêu laser và có thể trả chỉ số đo lường nhanh chóng trong khoảng từ 2,5 đến 99,999 vòng mỗi phút. Trong đó, khoảng cách đo từ khoảng 2-20 inch và độ chính xác sẽ dao động từ 0,05%.
3. Top 3 máy đo tốc độ vòng quay tốt nhất năm 2023
3.1. Signstek
Máy đo tốc độ vòng quay Signstek là một thiết bị chất lượng cao để tiến hành đo Tốc độ quay (RPM) với phạm vi đo khá rộng và độ phân giải cao. Thiết bị cung cấp phép đo với độ chính xác cao, thời gian đo nhanh chóng và khoảng cách phát hiện dài lên đến 500 mm (20 inch) với Laser.
Theo đánh giá của người sử dụng, Signstek rất dễ sử dụng thông qua cách áp dụng một dấu phản chiếu ( gồm trong gói) trên các đối tượng mục tiêu, sau đó sẽ nhắm vào đối tượng bằng tia Laser.
3.2. VICTOR
Đây là một sản phẩm máy đo tốc độ vòng quay bền mà bạn có thể tin tưởng. Bạn sẽ rất hài lòng với giá cả của VICTOR vì nó thực sự rẻ. Hơn nữa, thiết bị cũng nhẹ và đủ nhỏ để thích hợp với không gian nhỏ hẹp. Thiết bị thường đi kèm với túi màu xanh, pin không tên 9V cùng ba dải băng phản xạ.
3.3. Neiko
Neiko chính là máy đo tốc độ vòng quay kỹ thuật số. Là một thiết bị khoa học, sở hữu độ chính xác cao với công nghệ ảnh Digital Laser cùng bộ dao động tinh thể 6 MHz. Máy dễ dàng vận hành để lấy được kết quả kiểm tra đo lường cũng như chẩn đoán. Thao tác chủ cần gắn một dải nhỏ băng phản chiếu tiêu chuẩn vào đối tượng, nhắm và tiến hành đo RPM hiển thị ngay trên màn hình LCD.
4. Hướng dẫn mua thiết bị đo vòng quay động cơ
Bước 1: Xác định vật thể hay động cơ cần đo tốc độ vòng quay
Bước 2: Chọn máy đo tốc độ vòng quay theo phương pháp đo phù hợp với từng nhu cầu đo.
Bước 3: Chọn mức giá thích hợp
Bước 4: Chọn thương hiệu sản phẩm uy tín trên thị trường
Nếu bạn đang tìm kiếm nơi mua máy đo tốc độ vòng quay chính hãng, đảm bảo được chất lượng cao. Bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua THIETBIKIEMTRA chuyên cung cấp đa dạng sản phẩm đo lường, đảm bảo về nguồn gốc cũng chất lượng. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay bạn nhé!