Hình ảnh đo nhiệt độ do các dụng cụ đo cung cấp sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được tình trạng cơ thể tại nhà vô cùng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các loại nhiệt kế thường được dùng cũng như hình ảnh đo nhiệt độ trong trạng thái cơ thể bình thường và sốt cao!
1. Vì sao cần thường xuyên đo nhiệt độ?
Một phần não bộ của chúng ta chính là trung tâm điều nhiệt của toàn cơ thể. Nơi đây sẽ thu nhận toàn bộ các thông tin nhiệt độ do các bộ phận đã tiếp nhận cung cấp, nhiệt độ bình thường sẽ là 37 độ.
Trong trường hợp xuất hiện những tác nhân gây ra tình trạng lây nhiễm xâm nhập vào cơ thể chúng ta thì quá trình tăng nhiệt sẽ bắt đầu. Nếu nhiệt độ cơ thể bắt đầu cao hơn hoặc thấp hơn 37 độ (C) thì đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang có vấn đề bất ổn.
Việc thường xuyên đo nhiệt độ cũng như quan sát hình ảnh đo nhiệt độ do thiết bị cung cấp sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tình trạng cơ thể, từ đó có những biện pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời.
Các loại bệnh có thể gặp nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 37 độ C |
||
Sốt thông thường | Sốt xuất huyết | Cảm cúm |
Sốt virus | Covid-19 | … |
2. Các loại nhiệt kế thường dùng để đo nhiệt độ
Để có được kết quả đo chính xác, bạn cần sử dụng những thiết bị đo lường chuyên dụng. Trên thị trường hiện nay có vô số loại nhiệt kế với đa dạng mẫu mã, cách sử dụng và mức giá. Thông thường các loại nhiệt kế sau sẽ cho ra hình ảnh đo nhiệt độ chính xác nhất:
2.1. Nhiệt kế thủy ngân
Được xem là loại nhiệt kế quen thuộc nhất, nhiệt kế thủy ngân luôn là lựa chọn tại hầu hết những cơ sở y tế lớn, nhỏ tại nước ta. Đối với loại nhiệt kế này, thông thường vị trí đo sẽ là vùng nách dưới cánh tay. Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiệt kế thủy ngân thường ít được sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Khi sử dụng, bạn cần chú ý tránh để nhiệt kế vỡ, thủy ngân bên trong khi giải phóng ra bên ngoài sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc cho người hít phải. Trong trường hợp không mong muốn, bạn cần tắt hết quạt và điều hòa nhằm giảm lượng thủy ngân bay hơi. Bên cạnh đó cần chú ý không dùng tay trực tiếp chạm vào các hạt thủy ngân, nên đeo găng tay và dùng bông ướt để đạt những hạt thủy ngân vào một vật đựng có thể đậy nắp kín.
2.2. Nhiệt kế điện tử
Hình ảnh đo nhiệt độ từ nhiệt kế điện từ sẽ dễ quan sát hơn đa số những loại nhiệt kế khác, hình dạng của loại nhiệt kế này cũng vô cùng đa dạng, tùy theo từng vị trí đo. Thời gian để có được kết quả sẽ khoảng một phút, nhanh hơn các loại nhiệt kế thủy ngân.
Thông thường đối với nhiệt kế điện tử dùng cho trẻ nhỏ sẽ được thiết kế phù hợp cho việc đo qua hậu môn, đối với nhiệt kế dùng cho người lớn sẽ được thiết kế đo qua vùng nách dưới cánh tay hoặc miệng. Song, dù là bất cứ loại nhiệt kế nào bạn cũng cần vệ sinh thật kỹ sau khi sử dụng.
2.3. Nhiệt kế hồng ngoại
Từ trẻ khoảng 6 tháng tuổi đến người trưởng thành, ai ai cũng có thể sử dụng vì loại nhiệt kế này không hề gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên kết quả sẽ có thể bị sai lệch khi trong tai ráy.
Việc tiến hành đo vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần di chuyển đầu của nhiệt kế đến ống tai và bắt đầu ấn vào nút đo, chỉ sau vài giây kết quả sẽ ngay lập tức hiển thị. Nhược điểm lớn nhất của thiết bị nhiệt kế này chính là giá thành còn khá cao, vì thế cũng hạn chế người dùng.
>>> Mời bạn xem thêm: Vì sao đồng hồ so cơ khí tại THIETBIKIEMTRA được ưu tiên lựa chọn?
3. Hình ảnh đo nhiệt độ
3.1. Cơ thể bình thường
Khi cơ thể bạn ở trạng thái bình thường, nhiệt độ sẽ rơi vào khoảng 36,5 đến 37 độ C, hình ảnh đo nhiệt độ do thiết bị đo cung cấp có thể tương tự như các hình sau:
3.2. Cơ thể sốt cao
Nhiệt độ cơ thể trên hoặc thấp hơn 37 độ C chính là sự báo hiệu cho những căn bệnh nguy hiểm đang rình rập, hình ảnh đo nhiệt độ do thiết bị đo cung cấp có thể tương tự như những hình sau:
4. Lưu ý khi sử dụng thiết bị đo nhiệt độ
Cách sử dụng của của dụng cụ đo nhiệt độ thường được hướng dẫn rất rõ ràng khi bạn mua sản phẩm. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Để dễ dàng khi đo qua đường hậu môn, hãy thoa một ít vaseline vào đầu của dụng cụ đo nhiệt.
- Khi tiến hành đo qua đường miệng bạn cần tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Trường hợp thực hiện đo qua nách bạn cần nhớ rằng kết quả sẽ bị nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng khá nhiều.
- Sau khi tiến hành đo, bạn cần vệ sinh nhiệt kế thật kỹ, đồng thời trước khi đo cũng nên vệ sinh lại.
- Không để nhiệt kế ở những nơi trẻ nhỏ có thể lấy được (nhất là nhiệt kế thủy ngân).
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi nên tiến hành đo thông qua hậu môn.
Với những thông tin mà THIETBIKIEMTRA đã cung cấp trong bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn về các loại thiết bị đo nhiệt độ cũng như hình ảnh đo nhiệt độ mẫu cho trường hợp tình trạng cơ thể bình thường hoặc sốt cao. Ngoài ra, nếu muốn tìm đến địa chỉ bán thiết bị đo nhiệt độ chính xác, giá thành hợp lý, hãy đến với THIETBIKIEMTRA ngay nhé!