Máy đo nhiệt độ là thiết bị giúp nhiều lĩnh vực có thể kiểm tra được chất lượng quá trình cũng như những sản phẩm của mình. Bạn đã biết gì về loại dụng cụ đo này? Hãy cùng ANK VINA tìm hiểu về máy đo nhiệt độ qua bài viết này nhé!
1. Đặc điểm chung của máy đo nhiệt độ tiếp xúc
1.1. Khái niệm
Máy đo nhiệt độ cho phép người dùng biết được thông số nhiệt của đối tượng được đo, ví dụ như: thức ăn, các loại nước, sữa,… đây còn được gọi là thiết bị đo nhiệt độ tiếp xúc. Thông thường thì dòng sản phẩm này sẽ được thiết kế với dạng cầm tay và sở hữu màn hình LCD cho phép kết qua đo được hiển thị nhanh chóng, trực tiếp, dễ dàng.
Những lĩnh vực sử dụng máy do nhiệt độ phổ biến nhất |
|
Chế tạo máy | Cơ khí |
Điện cơ | Chế biến thực phẩm |
Thiết bị đo có dữ liệu nhiệt vô cùng đa dạng, thông thường, đối với đo nhiệt độ của thực phẩm thì giới hạn đo nhiệt sẽ nằm trong khoảng từ 50 độ C đến 300 độ C. Ở những mã sản phẩm đã được sử dụng trong việc chế tạo máy móc và cơ khí, mức nhiệt đạt tối đa có thể lên đến 1300 độ C.
Bộ phận cảm biến đo của máy đo nhiệt độ có đa dạng hình dáng khác nhau, ví dụ như que hoặc dây. Khi bạn tiến hành đo thì bộ phận này sẽ tiếp xúc trực tiếp đến đối tượng được đo, lấy dữ liệu để có thể bắt đầu truyền đến máy đo và cho ra kết quả đo với độ chính xác cao nhất có thể.
Máy đo nhiệt độ dạng tiếp xúc thông thường sẽ sở hữu đầu dò được thiết lập khả năng tắt nguồn tự động khi không phát sinh thao tác một thời gian nhất định. Điều này đã luôn giúp cho máy đo có thể đảm bảo được tuổi thọ và chất lượng khi tiến hành đo ở những lần sau.
Sản phẩm thiết bị đo lường thường sẽ sử dụng pin, điều này giúp tăng tính linh hoạt và di động khi sử dụng cũng như vận hành. Người dùng hoàn toàn có thể thay thế một cách dễ dàng khi cần thiết để có thể đảm bảo được chất lượng cũng như thời gian hoạt động như mong muốn.
1.2. Cấu tạo
Máy đo nhiệt độ được chia thành 2 bộ phận chính là đầu dò cảm biến và máy chính. Trong đó:
- Máy chính gồm: màn hình và phím chỉnh. Màn hình của thiết bị đo cho phép hiển thị những kết quả đo dưới dạng số một cách rõ ràng. Những phím chỉnh sẽ cho phép người sử dụng có thể chủ động cài đặt và vận hành một cách tùy ý.
- Đầu dò cảm biến: Thường sẽ có thiết kế với dạng que đo hay dải đo, được làm bằng vật liệu là kim loại với độ bền vô cùng cao. Khoảng cách tính từ cảm biến cho đến máy đo ít nhất đạt 30cm nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dùng.
2. Nguyên lý đo của thiết bị đo nhiệt
Máy đo nhiệt độ hoạt động theo nguyên lý đo thông qua đầu dò được làm bởi chất liệu dẫn nhiệt vô cùng tốt. Khi bộ phận đầu dò của thiết bị đo tiếp xúc trực tiếp với đối tượng (thức ăn, nguyên liệu,…) chất liệu dẫn nhiệt cảm biến sẽ nhận nguồn nhiệt bằng lượng nhiệt của mẫu đo, sau đó dữ liệu này sẽ được truyền về máy để xử lý và tiến hành mã hóa thành kết quả phù hợp.
>>> Mời bạn xem thêm: Cách đo công suất điện đơn giản ai cũng thực hiện được
3. Một số máy do nhiệt độ tiếp xúc được lựa chọn nhiều hiện nay
3.1. Máy do nhiệt độ thực phẩm KT300
Thiết bị đầu tiên mà không thể bỏ qua chính là máy đo nhiệt độ thực phẩm KT300, thiết bị đo này giúp người sử dụng có thể nắm được nhiệt độ của thức ăn, nước uống hay thịt, cá, sữa, cà phê… giúp ích cho quá trình nấu nướng.
Máy KT300 có đầu dò khá dài, cho phép đưa ra nhiệt độ vô cùng chính xác từ sâu bên trong của thức ăn giúp những đầu bếp hoặc người nội trợ có thể tạo ra được các món ăn thơm ngon.
3.2. Thiết bị đo nhiệt độ Testo 905-T2
Testo 905-T2 là dụng cụ chuyên dụng được sử dụng để đo nhiệt độ của bề mặt bởi dải đo rộng trải từ -50 độ C đến 350 độ C, thiết bị có độ chính xác rất cao. Máy đo nhiệt độ Testo này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sưởi ấm, hệ thống ống nước hoặc công nghệ làm lạnh.
3.3. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc SM6806A
SM6806A là máy đo nhiệt độ có dạng cầm tay thương được ưu tiên lựa chọn dùng trong những lĩnh vực như: thăm dò nhiệt độ nhiên liệu, sản xuất cơ khí,… với phạm vi tiến hành đo từ -200 độ C đến 600 độ C và những thăm dò từ -50 độ C đến 500 độ C.
Thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ là ưu điểm lớn của SM6806A, điều này giúp bạn thoải mái khi tiến hành các thao tác. Thời gian đo cũng như lấy mẫu của thiết bị này không chỉ nhanh chóng mà còn có độ chính xác cao.
4. Lưu ý khi lựa chọn thiết bị đo nhiệt độ
Nhìn nhận được nhu cầu trong nhiều lĩnh vực, ngày nay đã có vô số máy đo nhiệt độ được bày bán trên thị trường. Điều này khiến cho người tiêu dùng thường băn khoăn khi lựa chọn dụng cụ cho mình. Một trong những nguyên tắc hàng đầu không thể quên khi mua máy đo chính là lựa chọn nơi bán uy tín nhất. Tiếp sau đó, hãy tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn thiết bị đo có hình dạng, kích thước cũng như cách sử dụng phù hợp nhất.
Những thông tin hữu ích mà bài viết mang lại hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin về máy đo nhiệt độ để từ đó đưa ra được những lựa chọn thích hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mình. Hãy liên hệ với THIETBIKIEMTRA nếu có thắc mắc hoặc muốn chọn mua sản phẩm, bạn nhé!