Vì sao máy đo độ cứng lại quan trọng đến vậy? Bởi trong những yếu tố cấu thành nên bất kỳ vật dụng nào thì độ cứng luôn là một trong các yếu tố quan trọng và cũng được quan tâm nhất. Đây chính là thiết bị giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ phù hợp của một vật dụng nào đó đối với nhu cầu của mình. Cùng THIETBIKIEMTRA tìm hiểu ngay nhé!
1. Máy đo độ cứng là gì?
Độ cứng của vật càng cao đồng nghĩa với khả năng chịu được lực lún của bề mặt càng lớn. Một vật dụng có độ lún càng nhỏ thì độ cứng sẽ càng cao và ngược lại. Độ cứng chính là một trong các đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất của vật liệu. Vì thế, máy đo độ cứng được dùng để thực hiện phép đo độ cứng dưới áp lực trọng lực xác định.
Cách đo độ cứng của máy đo độ cứng là dùng một mẫu thử bằng vật liệu đã cho trước. Chúng sẽ có kích thước cũng như hình dạng nhất định. Khi đó, ta sẽ có thể tính toán được độ cứng của vật thông qua chiều sâu hay độ cao h.
Máy đo độ cứng thường có độ bền cao và cũng đo được nhiều loại vật liệu kim loại hay phi kim khác nhau. Những vật liệu phổ biến có thể kể đến như sắt, đồng, bạc, cao su,… Hay thậm chí là những vật liệu nhỏ và mỏng không cố định hình dáng, chẳng hạn như bo mạch điện tử. Tất cả thông số đều sẽ được hiển thị thông báo trên màn hình. Tiện lợi trong việc thiết lập để tiến hành đo nhiều vật liệu.
>>>Mời bạn xem thêm: Đồng hồ đo nhiệt độ độ ẩm – Phân phối chính hãng tại THIETBIKIEMTRA
2. Phân loại máy đo độ cứng
Máy đo độ cứng thông dụng |
|
Máy để bàn | Máy cầm tay |
2.1. Máy đo độ cứng để bàn
Máy đo độ cứng để bàn thường sử dụng phương pháp Brinell, Rockwell hay Vickers để xác định độ cứng. Đây là các phần lớn, nặng của thiết bị nên sẽ phải được đặt trên mặt đất hay trên băng ghế thử nghiệm.
Đây cũng được đánh giá là thiết bị được thiết kế đặt cố định trên bàn sở hữu đầy đủ tính năng của một thiết bị đo hoàn chỉnh. Vì thế nên thiết bị được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm vật liệu hay những nhà máy sản xuất kim loại. Thiết bị này được sử dụng với đa dạng loại mẫu khác nhau, tuy nhiên mẫu đo phải vừa với mâm đo.
Ưu điểm nổi bật có thể kế đến chính là máy cho kết quả chính xác cao, có kết nối thông minh với phần mềm xuất kết quả ra excel. Dù vậy thiết bị vẫn thường tồn tại hạn chế là không thể di chuyển ra kho hay hiện trường một cách linh hoạt như thiết bị cầm tay.
2.2. Máy đo độ cứng cầm tay
Đây là dòng máy đo độ cứng có thể cầm tay, nhỏ gọn và cũng nhẹ hơn so với máy đo truyền thống. Vậy nên vô cùng thuận tiện cho việc mang đến hiện trường. Người dùng sẽ không cần lấy mẫu vật liệu để tiến hành những thử nghiệm. Máy sẽ cho kết quả ở mức tương đối, được sử dụng để tiến hành kiểm tra đối với một số vật liệu nhất định.
3. Top 04 loại thiết bị đo độ cứng phổ biến
3.1. Vicker
Máy đo độ cứng Vickers phù hợp với tất cả những bề mặt kim loại, đặc biệt với các vật liệu vô cùng cứng. Kiểm tra độ cứng Vickers còn đo lường được trên những phôi mỏng, nhỏ và cực mỏng, thường được sử dụng trong những phòng thí nghiệm. Điểm đặc biệt của hệ thống này chính là đầu thử có thể sử dụng hầu hết mọi loại vật liệu.
Những máy đo độ cứng Vickers phổ biến nhất còn có khả năng điều khiển hệ thấu kính bằng phần mềm với khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình thử nghiệm chỉ thông qua một cú nhấp chuột. Và những máy đo độ cứng sử dụng phương pháp này thường sẽ có kích thước nhỏ gọn hơn các dòng máy đo Rockwell, Brinell.
3.2. Rockwell
Đây loại loại máy đo độ cứng được sử dụng phổ biến kiểm tra độ cứng của các loại hợp kim thép, thép carbon, gang hay kim loại màu và nhựa kỹ thuật. Đây là thiết bị đo độ cứng sử dụng lực tác động để làm lõm vật với một đầu thử kim cương hình nón hay bi thép cứng.
Máy đo độ cứng Rockwell cho kết quả vô cùng nhanh chóng và chính xác. Vết lõm sẽ được tạo ra thông qua phương pháp thử này thường rất nhỏ, vì thế chi tiết sau nhiệt luyện có thể thử độ cứng bằng phương pháp này mà không lo bị hư hại.
Hệ thống này còn phù hợp với đa dạng môi trường khác nhau bao gồm nhà xưởng và cả phòng thí nghiệm, cơ sở xử lý nhiệt. Để linh hoạt hơn, nhiều dòng thiết bị đo độ cứng còn có khả năng thử nghiệm hết những mức của thang đo độ cứng Rockwell.
3.3. Brinell
Máy đo độ cứng Brinell thường được sử dụng để tiến hành kiểm tra độ cứng của những kim loại ít cứng hơn, ví dụ như những vật đúc, tuy nhiên thông thường thiết bị cũng không dùng trên những tấm vật liệu mỏng, bề mặt cong.
Vết đo từ thiết bị này sẽ được tạo ra đơn giản hơn hệ thống Rockwell. Người đo chỉ cần sử dụng một mũi đo hình viên bi và tiến hành ấn một lực vừa đủ lên bề mặt của vật liệu kim loại cần đo. Tùy theo từng loại sẽ có lực tác động tương ứng. Sau tác động lực đó, bề mặt của kim loại sẽ xuất hiện vết lõm. Để đo lường được độ cứng thì sẽ cần sử dụng hệ thống quang học để đo được đường kính vết lõm. Dựa trên công thức tính toán riêng của hệ thống Brinell sẽ cho ra được độ cứng của vật liệu vừa đo.
Thiết bị đo độ cứng Brinell được cho là sản phẩm lý tưởng nhất khi sử dụng trong những phòng thí nghiệm, phòng kiểm tra cũng như phòng công cụ.
Có thể xem máy đo độ cứng là một thiết bị không thể thiếu trong việc xác minh độ bền bỉ của vật liệu hay sản phẩm. Từ đó có thể dễ dàng đảm bảo được thời gian sử dụng dài lâu đối với người sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào với thiết bị này, đừng băn khoăn gì mà hãy nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất!