Những năm gần đây, dụng cụ đo lường đã trở thành thiết bị đo, kiểm tra điện được ưa chuộng cũng như sử dụng khá nhiều. Đặc biệt là những ai đang làm trong lĩnh vực kỹ sư hay thợ điện. Những tưởng khá quen thuộc, tuy nhiên với rất nhiều người thì nó vẫn còn khá lạ lẫm. Vì vậy, THIETBIKIEMTRA cho rằng việc tìm hiểu về dụng cụ đo lường là điều tất yếu để người sử dụng có thể dùng chúng tốt hơn.
1. Vì sao phải đo lường điện?
Có thể hiểu rằng khái niệm đo lường điện được xem là phương pháp dùng những dụng cụ như ôm kế, vôn kế hay ampe kế,… để xác định những đại lượng vật lý của dòng điện. Mỗi đại lượng sẽ có mỗi đơn vị đo lường điện riêng biệt. Chẳng hạn như khi đo cường độ dòng điện qua dụng cụ ampe kế thì kết quả đo có đơn vị là ampe. Còn nếu đo hiệu điện thế bởi vôn kế thì kết quả cho ra có đơn vị là vôn.
Vai trò của việc sử dụng dụng cụ đo lường rất quan trọng, cụ thể là:
- Đo lường điện sẽ giúp sớm phát hiện các hư hỏng hoặc sự cố trong mạch điện, thiết bị vi mạch. Từ đó, giúp cho người dùng nhanh chóng sửa chữa cũng như khắc phục hệ thống điện, tránh xảy ra những sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại đến người và của.
- Vai trò của đo lường điện còn chính là xác định những giá trị cần đo giúp cho người dùng nắm bắt những chỉ số của thiết bị điện cũng như hệ thống điện.
- Đo lường điện giúp cho chúng ta đánh giá được chất lượng của những thiết bị điện sau khi sản xuất.
- Ngoài ra, việc đo lường điện còn giúp xác định được thông số kỹ thuật của các thiết bị điện.
>>>Xem thêm: Cây Đo Nhiệt Độ Cơ Thể Loại Nào Tốt? Lưu Ý Khi Sử Dụng
Các thiết bị đo lường điện phổ biến |
|
Đồng hồ vạn năng | Ampe kìm |
Máy đo an toàn điện | Máy đo LCR |
2. Cấu tạo của các dụng cụ đo lường điện
Các thiết bị, các dụng cụ đo lường thường gồm hai bộ phận chính là cơ cấu đo và mạch đo. Cụ thể:
- Cơ cấu đo: gồm phần tĩnh cùng phần quay. Hai phần này sẽ tạo thành momen quay, giúp phần quay có thể di chuyển với một góc xoay tỉ lệ với đại lượng phải đo.
- Mạch đo: đây là phần nối giữa cơ cấu đo cùng đại lượng đo. Mạch đo sẽ được tính toán để phù hợp so với đại lượng cần đo cũng như thang đo của dụng cụ.
Ngoài ra, những dụng cụ đo lường điện còn có thêm nhiều bộ phận khác như: bộ phận cản dịu giúp kim đo nhanh chóng ổn định, mặt số, kim chỉ thị, lò xo phản tạo momen hãm,…
3. Những thiết bị đo lường điện phổ biến hiện nay
3.1. Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng còn được gọi là dụng cụ đo lường hay vôn kế. Đây là một đồng hồ đo điện cầm tay được dùng để thực hiện đo điện áp hay cường độ dòng điện cùng điện trở và những giá trị khác. Đồng hồ vạn năng có nhiều phiên bản tương tự và kỹ thuật số và công dụng. Từ những thử nghiệm đơn giản, chẳng hạn: đo điện áp pin cho đến việc phức tạp như phát hiện lỗi và chẩn đoán.
Đồng hồ vạn năng kim sẽ dựa trên microammeter và có kim sẽ di chuyển trên thang chia độ. Đồng hồ vạn năng số là loại dụng cụ đo lường phổ biến nhất và bao gồm nhiều phiên bản đơn giản cũng như thiết kế tiên tiến cho những kỹ sư điện tử. Thay cho kim di chuyển cùng thang đo trên đồng hồ kim, đồng hồ kỹ thuật số cung cấp số liệu được đọc thông qua màn hình LCD.
3.2. Ampe kìm
Ampe kìm là dụng cụ đo lường thực hiện chức năng đo chính là đo lường dòng điện xoay chiều AC và một chiều DC. Thiết bị đo này sẽ được chia làm 2 loại: ampe kìm hiển thị số điện tử cùng ampe kìm chỉ thị kim. Về chức năng sẽ không có quá nhiều chức năng khác biệt. Sự khác biệt lớn cũng như dễ dàng nhận ra nhất ở ampe kìm số và ampe kìm chính là nằm ở màn hình hiển thị.
3.3. Máy đo an toàn điện
Đối với những dụng cụ đo lường sử dụng điện AC như tủ lạnh, máy giặt hay máy bơm… thì khi tiếp xúc vào phần vỏ của dụng cụ đôi khi chúng ta sẽ bị điện giật. Để vỏ được thiết kế đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn điện, giúp không xảy ra tình trạng bị giật khi chạm tay vào thiết bị điện. Chúng ta cần có một thiết bị kiểm tra điện trở cách điện
Đây chính là thiết bị chuyên dụng để tiến hành kiểm tra khả năng những điện của hầu hết loại vật liệu, giúp nhà sản xuất có được một cái nhìn tổng quan hơn.
3.4. Máy đo LCR
Dụng cụ đo lường LCR là các dòng sản phẩm chuyên dụng để kiểm tra những thông số của linh kiện như: cuộn cảm (ký hiệu: L), điện trở (ký hiệu: R), cảm kháng (ký hiệu: C). Các dòng máy đo LCR này thường được sử dụng nhiều trong những nhà máy, phòng thí nghiệm. Thường sẽ là để kiểm tra và sửa chữa linh kiện điện tử.
Không chỉ giới hạn ở các tính năng đo trên, với sự phát triển ngày càng cao về khoa học công nghệ, những loại máy đo LCR ngày nay còn được tích hợp thêm rất nhiều tính năng cải tiến vượt trội. Dụng cụ cho phép bạn tích hợp được đa dạng loại thiết bị khác nhau trên cùng một thiết bị. Ví dụ như: máy hiện sóng, máy phát xung,…
4. THIETBIKIEMTRA – Đơn vị cung cấp dụng cụ đo lường tốt nhất 2023
Trên thị trường ngàynay có rất nhiều nhà sản xuất và phân phối dụng cụ đo lường . Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn nơi nào để chọn mua thiết bị thì hãy đến với THIETBIKIEMTRA nhà phân phối chuyên cung cấp những thiết bị kiểm tra đo lường . Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành này, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho bạn các sản phẩm chính hãng, chất lượng dưới mức chi phí thấp nhất.
THIETBIKIEMTRA cung cấp nhiều loại dụng cụ đo lường của nhiều thương hiệu khác nhau cho quý khách hàng thoải mái lựa chọn với mức giá luôn cạnh tranh nhất trên thị trường. Tại đây quý khách hàng cũng có thể thỏa sức lựa chọn những sản phẩm với những thương hiệu, giá cả đa dạng, đáp ứng được hầu hết những nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.