Cây đo nhiệt độ cơ thể từ lâu đã được sử dụng trong cuộc sống để thực hiện những nhiệm vụ đo nhiệt độ. Tuy nhiên sự hiểu biết về dụng cụ đo này của người tiêu dùng vẫn chưa đầy đủ, có các loại nào, dùng để làm gì? Cùng THIETBIKIEMTRA tìm hiểu trong bài viết sau!
1. Tại sao cần cây đo nhiệt độ cơ thể
Theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng cây đo nhiệt độ cơ thể là một cách giúp bạn dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Ở người bình thường, thông thường nhiệt độ trung bình của cơ thể sẽ ở khoảng 37°C. Tuy nhiên, sẽ có một số người có nhiệt độ cơ thể cao hơn hay thấp hơn một chút, và điều đó cũng là bình thường. Trong đa số trường hợp, nhiệt độ cơ thể thường sẽ được đo thông qua cách đặt nhiệt kế trong miệng, nhưng cũng có nhiều cách khác như:
- Đo ở tai
- Đo ở trán
- Đo ở hậu môn (trực tràng)
- Đo dưới nách (nách)
2. Các loại cây đo nhiệt độ cơ thể hiện có trên thị trường
Các loại cây đo nhiệt độ cơ thể hiện có trên thị trường | ||
Nhiệt kế thủy ngân | Nhiệt kế hồng ngoại | Nhiệt kế điện tử |
2.1. Nhiệt kế thủy ngân
Cây đo nhiệt độ cơ thể thủy ngân đã ra đời từ khá lâu thế nên đã quá quen thuộc đối với nhiều người. Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể bằng thủy ngân là dòng sản phẩm luôn được lựa chọn nhiều nhất vì có độ chính xác khá cao. Loại nhiệt kế này cũng được nhiều bác sĩ, y tá sử dụng phổ biến tại những cơ sở y tế.
Vị trí đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân ở nách thì cho ra kết quả đo có độ chính xác cao. Khi tiến hành đo nhiệt kế, bạn cần phải kẹp chặt nhiệt kế tại hố nách. Để phần đầu của nhiệt kế có thể hoàn toàn tiếp xúc với vùng da nơi đỉnh nách. Trước khi đo, hãy lau khô vùng nách cũng như vẩy nhiệt kế sao cho cột thủy ngân có thể tụt thấp xuống dưới vạch 35.5 độ C. Kết quả sẽ cho khoảng sau 5 phút đo.
2.2. Nhiệt kế hồng ngoại
Cây đo nhiệt độ cơ thể hồng ngoại không mất nhiều thời gian để đo nhất, thường chỉ khoảng 3 giây, vô cùng tiện lợi. Nhiệt kế này thường dùng để đo ở ngay tai và trán.
Nhiệt kế hồng ngoại sẽ đo ở lỗ tai và phù hợp đối với mọi đối tượng, đặc biệt nhất chính là trẻ nhỏ. Bởi lẽ không gây ra cảm giác khó chịu cũng như không khiến trẻ quấy khóc. Nhiệt kế hồng ngoại không nên dùng với trẻ sơ sinh. Đồng thời kết quả đo sẽ bị tác động nếu tai có ráy. Khi đo nhiệt độ bạn chỉ việc đưa phần đầu nhiệt kế vào ngay ống tai và ấn nút để tiến hành đo và đọc kết quả chỉ sau vài giây.
2.3. Nhiệt kế điện tử
Loại cây đo nhiệt độ cơ thể điện tử hoạt động dựa vào nguyên lý cảm ứng nhiệt ngay nơi tiếp xúc với phần đầu nhiệt kế. Tùy thuộc vào từng vị trí đo nhiệt độ cơ thể ở vị trí miệng, nách, tại hoặc hậu môn mà nhiệt kế điện tử sẽ được thiết kế với các mẫu mã khác nhau.
Vị trí thường được chọn để đo nhiệt độ nhất chính là nách. Bởi đây là nơi dễ dàng kẹp giữ nhiệt kế và cũng có tính tiện dụng. Tuy nhiên, hậu môn lại là nơi đo nhiệt độ cơ thể cho kết quả chính xác nhất mà không phải là nách như lâu nay mọi người vẫn lầm tưởng. Các loại nhiệt kế dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ em dưới 3 tuổi sẽ luôn được thiết kế riêng thích hợp để đo tại hậu môn. Lưu ý rằng bạn cần phải vệ sinh thật sạch sẽ sau khi đo để có thể dùng ở nhiều lần sau.
3. Một số điểm cần lưu ý khi mua nhiệt kế
- Giá thành sản phẩm: Giá bán của cây đo nhiệt độ cơ thể dao động từ khoảng 200.000 đồng – 3.000.000 đồng.
- Kiểu dáng nhiệt kế: Cây đo nhiệt độ cơ thể được thiết kế vô cùng tối giản và nhỏ gọn, thường luôn được lựa chọn nhiều hơn những sản phẩm có thiết kế cầu kì.
- Sai số: Yếu tố này vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo được. Mức độ sai số thông thường của 1 chiếc nhiệt kế sẽ khoảng 0.2 – 0.3 độ C.
- Bộ nhớ dung lượng: Đối với các loại nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế kỹ thuật số sẽ có tính năng ghi lại cả thời gian và kết quả đo nhiệt độ. Vì thế nhiệt kế có bộ nhớ dung lượng lớn sẽ giúp lưu lại lịch sử nhiều hơn.
- Dung lượng pin: Nhiệt kế với dung lượng pin tốt sẽ có thể hoạt động ổn định lâu dài và thường được ưa chuộng hơn. Loại pin nhiệt kế thường được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay là pin AAA 1.5 V với tuổi thọ cao, có thể sử dụng khoảng đến 6 tháng mới thay pin.
4. Lưu ý cần biết để sử dụng nhiệt kế hiệu quả
Đo thân nhiệt ở miệng: Khi dùng cây đo nhiệt độ cơ thể ở miệng, trước tiên phải dùng vải lau khô đầu nhiệt kế. Sau đó thì đưa đầu nhiệt kế nghiêng về dưới lưỡi, cũng như ngậm miệng lại, hít thở bằng mũi, tránh sử dụng răng cắn vào nhiệt kế, sau khoảng 3 phút thì lấy ra.
Đo thân nhiệt ở nách: Khi dùng cây đo nhiệt độ cơ thể ở nách, trước tiên bạn cần cởi mở nút áo ngay trước ngực. Nếu dưới nách có đổ mồ hôi thì phải lau khô. Tiếp theo đó hãy đầu thủy ngân của nhiệt kế vào bên trong nách sát da, gập khuỷu tay ở trước ngực kẹp chặt, sau khoảng 10 phút thì lấy ra.
Đo thân nhiệt hậu môn: Khi sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt ở hậu môn, trước tiên đầu nhiệt kế phải chấm một ít nước xà phòng để làm chất bôi trơn. Sau đó cho người bệnh nằm nghiêng, co đầu gối, tiếp theo thì đưa đầu thủy ngân vào trong hậu môn 2,5 – 3 cm.
>>>Mời bạn xem thêm: Đồng hồ đo nhiệt độ độ ẩm – Phân phối chính hãng tại THIETBIKIEMTRA
Trên đây là các thông tin chính xác về cây đo nhiệt độ cơ thể , mong rằng bạn có thể nắm bắt được cơ bản về nhiệt kế để chọn mua và sử dụng cũng có thể mang lại kết quả đo nhiệt độ chính xác nhất.