Ngày nay thiết bị đo lưu lượng đã không còn xa lạ với chúng ta nữa. Ta có thể dễ dàng thấy các thiết bị đo lường này ở những doanh nghiệp, nhà xưởng hoặc tại gia đình của chúng ta. Nếu nhà bạn chưa có thiết bị này thì quả là một thiếu sót. Hãy cùng THIETBIKIEMTRA tìm hiểu tại sao chúng ta lại cần nó trong đời sống và sản xuất nhé. từ đó chọn cho mình một thiết bị phù hợp với gia đình thân yêu của bạn.
1. Thiết bị đo lưu lượng là gì?
Đo lưu lượng là xác định giá trị của lưu lượng chảy qua một đường ống, kênh,… Với việc đo lưu lượng ta có thể đoán được mất bao lâu thì lưu chất hoặc chất lỏng sẽ lấp đầy được bồn chứa, bể chứa. Hoặc ngược lại, cần bao nhiêu thời gian để nước có thể chay ra hết. Trong lĩnh vực đo chất lỏng được tính bằng đơn vị m³/s hoặc l/s và ký hiệu của lưu lượng là Q.
Thiết bị đo lưu lượng thường được sử dụng để đo lưu lượng của chất lỏng. Sau khi đo xong, máy sẽ hiển thị kết quả, thông số trên mặt đồng hồ. Mục đích của quá trình này là giúp chúng ta biết được lưu lượng tại thời điểm đo, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.
Để đồng hồ có thể hoạt động một cách trơn tru thì phải nhờ vào cơ chế cánh quạt cơ hoặc cơ chế cảm biến điện từ. Hiện nay trên thị trường dựa vào cơ chế vận hành, cấu tạo của thiết bị đã chó thành 2 loại khác nhau là dạng cơ và dạng tự động.
2. Phân loại đồng hồ đo lưu lượng
Cách phân loại thiết bị đo lưu lượng |
|
Dựa theo cấu tạo, hoạt động | Dựa vào kiểu đo |
Dựa vào môi trường sử dụng | … |
2.1. Dựa theo cấu tạo, hoạt động
Dựa vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị đo lưu lượng người ta đã chia thành hai loại: Đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ và đồng hồ đo lưu lượng dạng điện từ.
Máy đo lưu lượng dạng cơ: Đây là sản phẩm được thiết kế với dạng lắp ren hoặc lắp bích. Cách mà chúng vận hành dựa theo nguyên lý Woltman truyền động cơ học của lưu chất tạo áp lực lên cánh quạt từ đó làm cánh quạt bên trong quay. Đối với loại máy này ưu điểm lớn nhất trong mắt người tiêu dùng là giá thành rẻ, vận hành không cần cấp điện.
Dạng thứ hai là loại đồng hồ đo lưu lượng dạng điện từ.
>>>Mời bạn xem thêm: Máy đo độ pH đất loại nào tốt? Tiêu chí đánh giá máy đo độ pH đất
2.2. Dựa vào kiểu đo
Nhờ vào kiểu đo đồng hồ đo lưu lượng cũng được chia thành 2 loại.
Loại đầu là đồng hồ đo thể tích so với hai loại trên thì loại này được cho là thiết kế phức tạp nhất. Cũng chính vì thế mà khi lắp đặt đòi hỏi cao về kỹ thuật nên laoij này không được phổ biến.
2.3. Dựa vào môi trường sử dụng
Thiết bị đo lưu lượng nước: Thiết bị này được chuyên dùng để đo và xác định lượng chất lỏng đi qua với đơn vị thời gian được tính là ngày, tuần, tháng hoặc năm.
Thiết bị đo lưu lượng khí, hơi: Người ta thường sử dụng loại này để đo lưu chất gas, hidro, nito, hơi nước nóng,… Với loại này người ta sẽ ưa chuộng dạng điện tử hơn và sẽ đem lại cho người dùng thông số chính xác nhất.
3. Các loại thiết bị đo lưu lượng phổ biến hiện nay
3.1. Lưu lượng kế điện từ
Đây là tên gọi chung của các thiết bị đo lưu lượng bằng cảm ứng điện từ. Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng thay thế các đồng hồ lưu lượng dạng cơ thành đồng hồ lưu lượng điện từ. Tuy giá thành sẽ cao hơn nhưng so với lợi ít mà nó mang lại thì hoàn toàn xứng đáng. Các thông số mà họ nhận được sẽ chính xác hơn.
3.2. Lưu lượng kế cơ
Hay còn được gọi là lưu lượng kế dạng phao. Đây là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống nước sạch ở bất kỳ nơi đâu. Ngoài ra còn có cả lưu lượng kế dạng côn, dạng tròn, dạng vuông. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình một thiết bị đo lưu lượng phù hợp với bạn và gia đình của bạn.
3.3. Lưu lượng kế Turbine
Riêng với loại này có ưu điểm, nhược điểm rõ ràng.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, phạm vi đo rộng, không cần quá lo lắng về lắp đặt. Có rất nhiều cấu trúc khác nhau, rất thích hợp với những yêu cầu của các mục đích đo lường khác nhau.
- Nhược điểm: Khó duy trì các tính hiệu chuẩn trong một thời gian dài.
3.4. Lưu lượng kế Vortex
Đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng, hơi bão hòa Vortex là thiết bị đo lưu lượng có hình côn. Để có thể xác định được lưu lượng người ta sẽ đặt cảm biến đo dao động bên trong. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là bị ảnh hưởng bởi sự rung động của đường ống.
4. Mẹo để chọn mua lựa thiết bị đo lưu lượng
- Tìm hiểu rõ về các đặt điểm, ưu điểm, nhược điểm của từng loại trước khi mua
- Kiểm tra lưu lượng kê kết không xâm lấn: Hãy kiểm tra xem đường ống của bạn có bị rò rỉ hay không.
- Kiểm tra đường ống: Để đảm bảo kết quả đo được chính xác bnaj cần kiểm tra đường ống. hầu như các lưu lượng kế có một lượng đường ống thẳng nhất định.
- Chọn nơi mua uy tín và chất lượng để đảm bảo sản phẩm của bạn tốt nhé!
- Bằng cách dành thời gian ra để tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn cũng có thể lựa chọn cho mình một đồng hồ đo lưu lượng phù hợp với xưởng, doanh nghiệp hay gia đình của bạn.
Hy vọng qua những gì chia sẻ trên bạn sẽ hiểu thêm về tầm quan trọng và nguyên lý hoạt động của thiết bị đo lưu lượng trong đời sống. Và những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về những mẹo và biết cách chọn cho mình một thiết bị tốt.