Đồng hồ đo độ dày là gì và những ứng dụng như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về thiết bị này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về đồng hồ đo độ dày
Thiết bị đồng hồ đo độ dày ngày nay là những thiết bị đo lường không hề xa lạ đối với các chuyên viên cơ khí chuyên nghiệp, với khả năng đúng với tên gọi của nó: đo độ dày các chi tiết trong sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm được chính xác và uy tín nhất.
2. Những loại đồng hồ đo độ dày phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây sẽ là 4 loại đồng hồ đo độ dày được ưa chuộng và một vài lưu ý khi mua các loại này.
Những loại thiết bị đo độ dày phổ biến: Mỏ đo phẳng, Kích thước ngàm đo và độ dài lớn, Dạng ống, Đầu tiếp xúc đặc biệt
2.1. Mỏ đo phẳng
Đây loại cơ bản nhất trong 4 loại, được dùng để đo các bộ phận nhỏ, kim loại cao su, giấy, nhựa vinyl, giấy bạc và các vật liệu tấm khác.
Các bộ phận chính của thiết bị đo độ dày có mỏ đo phẳng bao gồm: Bộ hàm có hàm đo bằng thép, trục chính (có thể di chuyển), mỏ đo tĩnh, tay cầm/ khung, cần gạt/ đòn bẩy và, mặt đồng hồ (có thể đồng hồ kim hoặc đồng hồ điện tử).
Đồng hồ đo độ dày này có các đặc điểm nổi bật như sau: Có đầu đo phẳng làm bằng gốm hoặc là kim loại, đường kính đầu tiếp xúc có thể thay đổi từ 10-30mm, dải đo 0~10mm, có thể thiết kế với lực cố định 0.4N và 2.4N.
>>> Xem thêm: Súng bắn nhiệt hồng ngoại & các ứng dụng phổ biến
2.2. Kích thước ngàm đo và độ dài lớn
Đây là loại thiết bị đo độ dày với kích thước ngàm lớn rất phù hợp để đo các tấm kim loại hoặc chi tiết .
Điểm mới ở dòng sản phẩm này đấy là độ sâu họng lên tới 16 inch (xấp xỉ 40cm), rất phù hợp với các vật thể có trọng lượng nặng và kích thước dài. Do đó, bộ khung của đồng hồ đo họng sâu phải rất chắc chắn để tránh trường hợp biến dạng do trọng lượng gây ra.
Cấu tạo của đồng hồ đo độ dày với kích thước ngàm đo và dải đo lớn tương tự với thiết bị đo độ dày có mỏ phẳng ở trên cùng. Điểm khác nhau là thiết bị này có bộ khung lớn và chắc chắn hoặc tích hợp thêm dải đo. Trong khi đó ngàm đo kích thước lớn thường có các dạng 300, 500, 690mm. Đồng thời, dải đo có thể lựa chọn trong khoảng 0~50mm.
2.3. Dạng ống
Đúng theo như tên gọi, đây chính là loại đồng hồ để đo độ dày thành ống, mọi người thường dùng đo các chi tiết cần đưa đầu tiếp xúc vào trong. Nó có đặc điểm nổi bật là đầu tiếp xúc ngang, thiết kế tiếp xúc tạo thành một góc vuông.
Để sử dụng được loại thước đo độ dày này, bạn nên thực hiện theo một chuỗi hành động như sau: Một tay cầm giữ đồng hồ và nhấn đòn bẩy để đẩy thanh tiếp xúc thẳng lên. Đưa chi tiết theo chiều ngang vào sao cho phần trong ống lọt vào thanh tiếp xúc ngang. Sau đó nhả đòn bẩy và đọc số liệu trên đồng hồ.
2.4. Đầu tiếp xúc đặc biệt
Với các chi tiết cần đo độ lồi, lõm, màng bọc, các vật liệu mỏng như giấy, nilon… và các chi tiết cần đo bên trong, chiều rộng rãnh thì cần yêu cầu cần thiết kế đầu tiếp xúc đặc biệt và loại đo độ dày này mới phát huy tác dụng tuyệt vời của chính nó.
Dòng đồng hồ đo độ dày này có điểm nhấn chính là ở cấu tạo với đầu tiếp xúc được dùng để đo độ lồi lõm hoặc đầu tiếp xúc để đo được vật liệu mỏng.
3. Đồng hồ đo độ dày hoạt động như thế nào?
3.1. Sử dụng đầu dò siêu âm
Năng lượng âm có phổ tần số khá là rộng. Âm thanh này có thể nghe được có dải tần số tương đối là thấp với giới hạn trên khoảng hai mươi nghìn chu kỳ mỗi giây. Tần số càng cao suy ra cao độ mà chúng ta cảm nhận được càng cao. Siêu âm là năng lượng âm thanh ở tần số cao hơn vượt quá giới hạn thính giác của con người.
Hầu hết tất cả các thử nghiệm siêu âm được thực hiện trong dải tần từ 500 KHz đến 20MHz, mặc dù một số thiết bị chuyên dụng có thể sử dụng dải tần từ 50Hz tới 100 MHz. Dù như thế nào, năng lượng âm thanh bao gồm một dạng dao động cơ học có tổ chức truyền qua môi trường như không khí hoặc thép đều theo các định luật cơ bản của lan truyền sóng.
3.2. Sử dụng đầu dò cảm ứng điện từ
Loại máy này có nguyên lý hoạt động là cảm ứng từ và dòng điện xoáy, đầu dò riêng biệt rất thuận tiện trong việc sử dụng từng mục đích khác nhau như đo vật liệu từ tính hay không từ tính. laoij máy này thường có những ưu điểm về thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng cầm tay mini nên người tiêu dùng có thể sử dụng được ở nhiều vị trí khác nhau, các hướng đo khác nhau.
Đặc biệt là người dùng có thể sử dụng linh hoạt máy để đo ở những nơi góc khuất và độ bền cũng không kém, chất lượng cùng khả năng hoạt động ổn định. không những vậy mà còn được sở hữu một màn hình LED chất lượng cao, hiển thị rõ từng kết quả. Mọi người sẽ không cần phải lo lắng có thể đọc sai kết quả đo.
4. Ứng dụng của đồng hồ đo độ dày
Các thiết bị đo độ dày được mọi người ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp như xây dựng, cơ khí, sản xuất,… Độ chính xác của các thiết bị này có thể lên đến 1/1000 mm hay 1/1000.000m. Nó giúp các thợ máy, kỹ sư đo đạc được nhiều thông số kỹ thuật cần thiết cho các thiết bị, vật liệu và máy móc.
Đồng hồ đo độ dày còn được ứng dụng chủ yếu để đo độ dày màng PE, nilon, bao bì, giấy carton, name card, định lượng giấy (độ dày – mỏng), độ dày băng keo, đo độ dày ván gỗ, tôn mỏng, độ dày vải, sợi, vật liệu da, đo các vật có kích thước nhỏ, mỏng, thép tấm mỏng cần độ với độ chính xác cực cao.
Với những thông tin đã cung cấp trên, hy vọng bạn sẽ tìm được loại đồng hồ dùng để đo độ dày phù hợp cho mình!