Máy đo khoảng cách laser dần được ưa chuộng hơn việc đo khoảng cách bằng các phương pháp đo thông thường. Hãy cùng THIETBIKIEMTRA tìm hiểu rõ hơn về loại thiết bị này nhé!
1. Tính năng của máy đo khoảng cách
Cũng nhờ vào tính năng đa dạng và tiện ích sau mà thiết bị này đã chiếm trọn điểm trong lòng người tiêu dùng:
- Khả năng đo đạc các giá trị đo lường: thiết bị này có khả năng đo các giá trị đo lường khác nhau như chiều dài, chiều rộng, thể tích, diện tích,….
- Khả năng quy đổi các đơn vị đo: máy đo khoảng cách laser còn có chức năng quy đổi giữa các đơn vị đo chiều dài như mét, inch và feet,… trong một số trường hợp nếu bạn đang đắn đo việc không thể đổi được đơn vị sao cho phù hợp với mục đích thì thiết bị này sẽ là lựa chọn sáng suốt dành cho bạn.
- Khả năng lưu trữ giá trị đo: thông thường các máy hiện nay đều có tính năng này. Sau khi bạn thực hiện các thao tác đo thì máy có thể lưu dữ liệu đó để bạn tiện cho việc xem lại, bạn có thể xóa đi nếu không cần thiết. Một chiếc máy có mức lưu trữ cao hay thấp cũng liên quan rất lớn đến giá thành. Nếu bạn có tần suất sử dụng máy cao thì hãy lựa chọn những máy có giới hạn lưu trữ tối đa lớn để thuận tiện cho công việc hơn.
Công dụng phổ biến của máy đo khoảng cách laser |
|
Đo chiều dài | Đo diện tích |
Đo thể tích | … |
>>>Mời bạn xem thêm: Thước Đo Khoảng Cách Bằng Tia Laser – Thước Đo Chính Hãng
2. Những loại máy đo khoảng cách laser phổ biến nhất
Trên thị trường hiện nay, máy đo khoảng cách laser được chia thành hai loại chính là dạng cầm tay và dạng ống nhòm.
2.1. Dạng cầm tay
Với loại máy đo khoảng cách laser cầm tay sẽ có thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo bên ngoài gần giống như chiếc điện thoại cầm tay với các nút bấm đơn giản và được trang bị thêm màn hình hiển thị. Với một số loại máy có thêm trang bị màn hình màu giúp người dùng có thể dễ dàng đọc kết quả một cách chính xác nhất.
Sở hữu tính năng cơ bản như bao loại thiết bị đo khoảng cách khác như tinh năng tính diện tích, chiều cao, thể tích,… Ngoài ra máy đo khoảng cách còn có khả năng lưu trữ dữ liệu. Bạn không cần phải lo ngại khi sử dụng thiết bị này trong môi trường thiếu ánh sáng, đay cũng là ưu điểm nổi bật của thiết bị này.
Nhưng bên cạnh đó thiết bị này cùng có khuyết điểm đáng chú ý là khả năng đo khoảng cách ngắn hơn dạng ống nhòm. Phạm vi đo của máy này là 0.05 – 50m nên thiết bị này thường được sử dụng trong gia đình, xây dựng hoặc thiết kế nội thất.
2.2. Dạng ống nhòm
Dạng ống nhòm thường được sử dụng cho các hoạt động ngoài trời như săn bắn, chơi golf hoặc thường được mọi người sử dụng trong ngành lâm nghiệp. Như tên gọi của nó, loại máy đo khoảng cách laser này được thiết kế có hình dạng như một chiếc ống nhòm. Mang tính năng là đo chiều cao, chiều rộng trong phạm vi hoạt động, đo tốc độ di chuyển của một vật nào đó. Phạm vi đo của loại này thông thường sẽ dao động từ 5m đến 1500m.
3. Ưu – Nhược điểm của máy đo khoảng cách sử dụng laser
3.1. Ưu điểm
- Khả năng cộng dồn khoảng cách, tính chiều cao, diện tích, thể tích theo yêu cầu của bạn. Thời gian tính toán sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình máy của bạn.
- Đảm bảo được độ chính xác cao cũng như tính ổn định của máy. Thiết bị này sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ môi trường xung quanh.
- Trang bị cho mình các linh kiện điện tử bên trong chất lượng cao. Ngoài ra chất liệu bên ngoài cũng không kém, máy đo khoảng cách bằng laser có khả năng chống va đập tốt. Điều đặc biệt pử thiết bị này là sẽ không chịu ảnh hưởng từ ánh mặt trời. Nhưng cũng đường vì thế mà để máy tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu nhé vì lâu ngày thiết bị sẽ mất đi màu vốn có ban đầu đấy. Nếu bạn muốn giữ gìn thiết bị này thật tốt và kéo dài thời gian tuổi thọ của máy thì nên để thiết bị ở nơi thoáng mát.
- Chức năng tự động tắt tia laser và nguồn khi không sử dụng của máy đo laser nhằm tiết kiệm điện cho máy.
3.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm tiện ích đó thì thiết bị này cũng có điểm trừ như độ sai số còn khá cao, bạn chỉ nên áp dụng với những chức năng tính toán đơn giản. Trường hợp này chỉ xuất hiện ở các máy đo khoảng cách laser kém chất lượng. Để không bị rơi vào trường hợp trên bạn nên chọn mua sản phẩm ở cửa hàng uy tín nhé
4. Top 3 thiết bị đo khoảng cách laser tốt nhất
4.1. Bosch GLM 25
Bosch và thiết bị đo khoảng cách có thể thực hiện thao tác đo ở các nơi mà chúng ta không thể tiếp cận được. Hơn thế bạn còn có thể kết nối thiết bị máy đo khoảng cách laser này với điện thoại thông qua app để điều khiển và lưu kết quả đo về máy. Với IP54 có thể chống chọi trong thời tiết khắc nghiệt như chịu được nhiệt độ cao từ môi trường xung quanh, vẫn hoạt động bình thường sau khi hắt nước vào và những trường hợp khác.
4.2. Makita LD050P
Như thiết bị đo khoảng cách trên, loại máy đo khoảng cách laser nào cũng có các chức năng cơ bản như đo lường, tính chiều cao, khoảng cách, diện tích hoặc thể tích. Loại máy này thường được mọi người dùng để kiểm tra kích thước phần thô sau thi công, khảo sát phạm vi thi công, lắp đặt hoặc trang trí nội thất.
4.3. Stanley STHT1-77139
Laser Stanley STHT1-77139 là sản phẩm máy đo khoảng cách laser được sản xuất theo công nghệ Mỹ nên chất lượng luôn được đảm bảo và kèm theo đó là giá thành khá cao hơn một số loại khác. Máy này được làm từ chất liệu cao cấp và gia công tỉ mỉ nên sẽ cho ra được sản phẩm có độ bền cực cao. nếu bạn đang phân vân không biết nên mua sản phẩm nào thì hãy suy nghĩ đến Laser Stanley STHT1-77139 nhé.
Hy vọng qua những gì đã được chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về máy đo khoảng cách laser . Và cũng tham khảo thêm được một số loại máy từ đó có thể chọn màu cho mình một thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng.