Hiệu chuẩn thiết bị đo lường vốn là một khái niệm không hề xa lạ. Tuy vậy, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu rõ về hoạt động vô cùng cần thiết này. Cùng THIETBIKIEMTRA tìm hiểu về hiệu chuẩn thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hiệu chuẩn thiết bị là gì?
Hầu như không có một dụng cụ nào là không xuống cấp và hao mòn theo thời gian sử dụng. Khi những bộ phận trong thiết bị bị già đi, chúng sẽ dần mất đi sự ổn định cũng như giảm dần khả năng hoạt động đúng với những thông số kỹ thuật đã công bố. Vậy nên cần tiến hành hiệu chuẩn thường xuyên để đảm bảo rằng thiết bị của bạn vẫn luôn liên tục đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Hiệu chuẩn thiết bị là một quy trình chính được dùng với mục đích duy trì sự chính xác của thiết bị. Quá trình hiệu chuẩn sẽ bao gồm việc cấu hình một thiết bị nào đó để cung cấp kết quả đo mẫu nằm trong phạm vi chấp nhận được. Hoạt động này sẽ yêu cầu thực hiện so sánh giữa phép đo tham chiếu của thiết bị tiêu chuẩn và phép đo bởi dụng cụ thử nghiệm.
Theo nguyên tắc chung thì độ chính xác của tiêu chuẩn luôn phải gấp mười lần so với độ chính xác của thiết bị đo được thử nghiệm. Tuy nhiên, thông thường thì tỷ lệ chính xác 3: 1 được hầu hết những tổ chức hiệu chuẩn thiết bị chứng nhận chấp nhận. Tóm lại, hoạt động hiệu chuẩn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu cũng như phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Các thiết bị cần hiệu chỉnh |
||
Thiết bị kiểm tra | Dụng cụ đo lường | … |
2. Nguyên tắc hiệu chuẩn thiết bị
2.1. Nguyên tắc
Hiệu chuẩn thiết bị là hoạt động kiểm tra, thông qua cách so sánh với chất chuẩn cũng như độ chính xác của bất kỳ loại thiết bị đo nào. Quá trình này cũng có thể bao gồm cả việc điều chỉnh dụng cụ để giúp cho nó phù hợp với tiêu chuẩn. Ngay cả công cụ dùng để đo lường chính xác nhất cũng không được dùng nếu bạn không thể chắc chắn rằng nó vẫn đang đọc chính xác. Một số nguyên tắc cần lưu ý như:
- Phạm vi hiệu chuẩn: Vùng giữa của đại lượng được đo, nhận hay truyền, được biểu thị thông qua cách nêu những giá trị dải dưới và trên.
- Giá trị 0: Giá trị cuối phải thấp hơn của dải hiệu chuẩn.
- Khoảng cách: Sự khác biệt giữa phạm vi ở trên và dưới.
- Phạm vi dụng cụ: Khả năng của dụng cụ (có thể khác so với phạm vi hiệu chuẩn).
2.2. Quy trình
Thực tế, quy trình hiệu chuẩn thiết bị được thực hiện thông qua cách đưa ra những phép so sánh. Ví dụ như so sánh giữa các giá trị được đọc trên dụng cụ đo với giá trị được quy định trên thiết bị mẫu. Sau đó, quá trình hiệu chuẩn sẽ tiếp tục thực hiện việc chuyển những thiết bị làm chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra đến các tổ chức/trung tâm hiệu chuẩn của Quốc gia. Tại đây, các chuẩn mực quốc tế sẽ được đưa vào để tiến hành đánh giá và hiệu chuẩn lại cho dụng cụ đó.
Tuy nhiên, hiện nay đa số nhiều nhà sản xuất đều có bộ dụng cụ để tiến hành đo đạt chuẩn quốc tế. Bộ dụng cụ này sẽ thực hiện quy trình hiệu chuẩn thiết bị cho sản phẩm mà họ sản xuất. Do đó, những dữ liệu hiệu chuẩn thông thường sẽ được bên nhà sản xuất cung cấp khi người sử dụng mua hàng.
Sẽ có một số yếu tố quyết định đến tần suất của quá trình hiệu chuẩn như:
- Chương trình hiệu chuẩn nội bộ hay bên ngoài
- Cách sử dụng công cụ hiệu chuẩn
- Những yêu cầu về độ chính xác
- Điều kiện của môi trường
- Chương trình cũng như chính sách hiệu chuẩn tổng thể
- Khoảng thời gian hiệu chuẩn khuyến nghị do nhà sản xuất dụng cụ đưa ra
- Hiệu chuẩn không theo lịch trình vì vô tình làm rơi hay xử lý sai dẫn đến các kết quả không phù hợp.
3. Phân biệt giữa Kiểm định và Hiệu chuẩn
3.1. Tính bắt buộc
- Kiểm định: Có tính pháp lý bắt buộc. Phải luôn tuân thủ đúng quy trình và thời hạn kiểm định
- Hiệu chuẩn: Hiệu chuẩn thiết bị không mang tính bắt buộc. Quá trình này sẽ theo yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO được cấp
3.2. Kết quả thực hiện
- Kiểm định: Nếu kiểm định đạt yêu cầu thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và tem kiểm định
- Hiệu chuẩn: Giấy hiệu chuẩn mặc dù có đầy đủ kết quả sai số, nhưng đạt yêu cầu sử dụng hay không thì vẫn sẽ tùy thuộc yêu cầu mục đích sử dụng, trừ trường hợp sai số quá lớn thì sẽ không được cấp giấy hiệu chuẩn.
>>>Mời bạn xem thêm: Máy đo ph đất giá bao nhiêu? Top 3 máy đo đáng mua nhất 2023
3.3. Quy trình
- Kiểm định: Quy trình kiểm định được Bộ KHCN ban hành
- Hiệu chuẩn: Quy trình hiệu chuẩn thiết bị thông thường được đơn vị chứng nhận soạn thảo, sau đó sẽ được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo như Nghị định số 105/2016/NĐ-CP
3.4. Thời hạn
- Kiểm định: Thời hạn kiểm định định kỳ mỗi loại dụng cụ sẽ được quy định rõ trong Thông tư của BKHCN. Thông thường thì từ khoảng 1 đến 5 năm tùy loại dụng cụ đo.
- Hiệu chuẩn: Thời hạn hiệu chuẩn thường được tiến hành theo khuyến cáo của NSX hay SOP của đơn vị sử dụng, thường sẽ là 12 tháng
3.5. Vai trò
- Kiểm định: Xác định, xem xét sự thích hợp của thiết bị đo so với yêu cầu pháp lý có đạt những chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không
- Hiệu chuẩn: Đảm bảo được sự hiển thị số đo của một thiết bị đo phù hợp với những phép đo khác. Đồng thời xác định độ không đảm bảo của thiết bị đo.
Hy vọng rằng qua bài viết, quý khách hàng của THIETBIKIEMTRA sẽ hiểu rõ hơn về hiệu chuẩn thiết bị cũng như tầm quan trọng của quy trình này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua những dòng sản phẩm đo lường hay hiệu chuẩn, hoặc có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng những loại thiết bị và dụng cụ đo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!