Hiện nay có rất nhiều dụng cụ đo điện trở khác nhau. Đây đã trở thành công cụ không thể thiếu với những ai làm trong lĩnh vực sửa chữa, kiểm tra điện và điện tử. Thiết bị kiểm tra này giúp chúng ta thực hiện đa dạng chức năng đo khác nhau, chẳng hạn như: đo dòng điện, điện trở hoặc đo thông mạch…. Bài viết dưới đây của THIETBIKIEMTRA sẽ đề cập đến các thông tin hữu ích nhất cho bạn!
1. Dụng cụ đo điện trở là gì?
Điện năng chính là nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống, với khả năng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và làm việc, giải trí,… của mọi người. Dụng cụ đo điện trở giữ vai trò quan trọng đối với việc sử dụng điện. Đây là thiết bị có thể giúp nhiều thợ điện phát hiện các hư hại, trục trặc để kịp lúc khắc phục, sửa chữa. Ngoài ra thiết bị còn giúp xác định thông số kỹ thuật, sau đó đánh giá chất lượng thiết bị để từ đó có thể sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Thiết bị đo lường điện trở có thể được phân loại dựa vào nguyên lý làm việc hay theo đại lượng cần đo. Xét về nguyên lý làm việc, sẽ có dụng cụ đo kiểu điện từ, điện động hay cảm ứng và từ điện. Xét về thiết kế và thương hiệu thì chúng ta sẽ có vô vàn mẫu mã đến từ nhiều hãng thiết bị đo khác nhau.
2. Những máy đo điện trở phổ biến nhất hiện nay
Các thiết bị đo điện trở phổ biến nhất hiện nay |
||
TREK 152-1 | SL030B | STATICO S20.20RHR |
2.1. TREK 152-1
Dụng cụ đo điện trở sở hữu mức độ đo lường đặc biệt chính xác cùng khả năng đo được ở phạm vi rộng. Thiết bị đo điện trở Trek 152-1 được xem là sự lựa chọn tối ưu nhất cho việc đo lường điện trở bề mặt hay thể tích trên nhiều chất liệu có khả năng chống tĩnh điện và dẫn điện.
Khi sử dụng chung với những thiết bị độc đáo khác của thương hiệu Trek, đầu dò vòng tâm 152P-CR-1 sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng vận hành một cách nhất quán ngay cả khi ở những vị trí đo với giá trị điện trở cao. Model 151-1 của Trek được thiết kế trọng lượng nhẹ giúp dễ dàng di chuyển, xách tay được và cũng có thể hoạt động thông qua pin hay nguồn điện AC.
2.2. SL030B
Ưu điểm của dụng cụ đo điện trở này chính là giá thành rẻ, màn hình hiển thị được trang bị dạng LED và LCD. Tuy nhiên thiết bị cũng có hạn chế riêng về việc sai số của thiết bị rất cao. Đầu đo 5LB không được trang bị bề mặt cao dẫn điện, vì thế mà giá trị đo có khả năng sai số khá cao. Giá trị đo cũng sẽ không ổn định.
2.3. STATICO S20.20RHR
Dụng cụ đo điện trở tĩnh điện STATICO S2020RHR được đánh giá là thiết bị đo điện trở có giá thành cũng như chất lượng ở mức có thể chấp nhận được. Phù hợp với những cá nhân, tổ chức muốn kiểm soát về tĩnh điện nhưng vấn đề ngân sách còn hạn chế.
Tuy nhiên với mức giá không quá cao thì sai số thiết bị cũng đến 5%. Giá trị đo giữa những lần đo vì thế nên cũng có sự sai lệch. Thời gian đợi để dụng cụ đo hiển thị kết quả trong khoảng từ 10-15s. Vỏ hộp không quá chắc chắn.
3. Cách đo điện trở đơn giản đúng kỹ thuật
3.1. Đo trực tiếp
Với phương pháp đo trực tiếp bằng dụng cụ đo điện trở thì bạn có thể sử dụng trực tiếp đồng hồ để tiến hành đo thông số điện trở cách điện giữa 2 đầu dây cùng vỏ máy. Khi áp dụng cách đo này chúng ta nên lựa chọn những nguồn điện áp trên những cực để đo từ 500V đến khoảng 5000V tuỳ theo nhu cầu của từng người.
3.2. Đo gián tiếp
Bằng cách đo này bạn có thể dùng dụng cụ đo điện trở hay sử dụng Vôn kế, ampe kế. Sau đó xác định dòng điện rò tại những mức điện áp tiêu chuẩn như là: 500V, 2500V, 5000V theo công thức sau đây: Rcđ = Uđ/ Irr
Trong đó:
- Rcđ: điện trở cách (MΩ)
- Uđ: điện áp một chiều được đặt vào cách điện (V)
- Irr: là dòng điện đo được (A).
4. Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng đơn giản, nhanh chóng
4.1. Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số
Bước 1: Vặn núm vặn đến ngay chức năng đo điện trở Ω.
Bước 2: Cắm dây đo màu đen vào trong cổng COM và dây đo màu đỏ vào trong cổng V/Ω.
Bước 3: Đặt 2 đầu kim đo vào 2 đầu điện trở để đo. Thông số kết quả đo ngay sau đó sẽ được hiển thị dưới dạng số trên màn hình.
Lưu ý:
- Tương tự như sử dụng dụng cụ đo điện trở , khi kiểm tra cũng như tắt nguồn điện trước khi đo đạc.
- Không để cho đồng hồ ở thang đo điện trở mà lại tiến hành đo điện áp và dòng điện vì đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
- Khi tiến hành đo điện trở lớn (> 10kΩ) thì tay bạn không được phép tiếp xúc đồng thời vào 2 que đo vì điều này sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả đo.
4.2. Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim
Bước 1: Vặn núm vặn đến ngay chức năng đo điện trở Ω.
Bước 2: Cắm dây đo màu đen vào ngay cổng COM và dây đo màu đỏ vào ngay cổng +. Sau đó, chập hai đầu của kim đo vào nhau để kim của đồng hồ trở về 0.
Bước 3: Đặt 2 đầu kim đo vào 2 đầu điện trở để tiến hành đo và ghi lại kết quả ngay sau khi kim trên đồng hồ đo đã dừng lại.
Lưu ý: Nếu bạn để thang đo quá cao thì bộ phận kim của đồng hồ vạn năng sẽ khó thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Còn nếu thang đo quá thấp thì các giá trị đo sẽ có thể vượt quá thang đo khiến kết quả không có độ chính xác.
>>>Mời bạn xem thêm: Pin năng lượng mặt trời 100W chất lượng cao
Những hướng dẫn cách đo điện trở với dụng cụ đo điện trở và đồng hồ vạn năng được ứng dụng rộng rãi khi kiểm tra những thiết bị điện, điện tử. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào hay tư vấn mua thiết bị đo điện phù hợp, bạn hãy liên hệ ngay với THIETBIKIEMTRA để được tư vấn.