Từ chức năng của đồng hồ đo điện áp thì bạn có thể sử dụng những thiết bị này trong lĩnh vực nghiên cứu dòng điện, lắp đặt cũng như sửa chữa dòng điện. Đồng thời cũng có thể sử dụng trong sản xuất. Cùng THIETBIKIEMTRA tìm hiểu về thiết bị này nhé!
1. Tìm hiểu về đồng hồ đo điện áp
Để tiến hành đo điện áp, người ta chủ yếu sẽ sử dụng những dòng đồng hồ đo điện áp với chức năng đo giá trị điện áp. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng vạn năng kế tích hợp đa dạng chức năng nữa. Chẳng hạn như: đo dòng điện, điện trở hay kiểm tra thông mạch và tiếp giáp bán dẫn… Chính vì vô cùng đa dạng về mặt chức năng nên đồng hồ đo vạn năng được ưa chuộng cũng như sử dụng phổ biến.
Đồng hồ đo điện áp là dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra giá trị điện áp gồm dòng điện một chiều DC và dòng điện xoay chiều AC. Từ đó nắm bắt được tình trạng điện áp trong từng thiết bị. Đảm bảo được công suất hoạt động luôn tốt nhất.
Những công dụng của đồng hồ đo dòng điện |
|
Đo dòng điện | Đo điện trở |
Kiểm tra thông mạch | … |
2. Cách sử dụng đồng hồ đo điện áp
Đồng hồ đo điện áp có thể hiểu là việc hoạt động đo hiệu điện thế của nguồn điện bởi mạch điện 1 hay m 2 chiều. Chính vì vậy, khi thực hiện đo, người tiến hành cần sử dụng 1 loại thiết bị đo điện chuyên biệt. Và theo nhiều chuyên gia thì đồng hồ vạn năng chính là lựa chọn tốt nhất để có thể cho kết quả chính xác.
- Bước 1: Thiết lập đồng hồ ở mức thang đo V- để tiến hành đo điện áp một chiều DC hoặc V~ để đo điện áp xoay chiều AC.
- Bước 2: Que màu đen cắm vào cổng chung COM, que màu đỏ cắm cổng V/Ω.
- Bước 3: Cắm que đen vào đầu COM, que đỏ vào đầu (+).
- Bước 4: Đặt chuyển mạch tại thang đo DC.V hay AC.V lớn hơn nhưng là vị trí gần nhất với giá trị cần đo để cho ra kết quả đo là chính xác nhất.
- Bước 5: Đặt hai que đo vào hai điểm cần thực hiện đo nếu đo song song. Nếu đo dạng DC.V thì đặt que đen vào ngay điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm điện thế cao, nếu cần đo ACV thì không cần quan tâm cực tính của đồng hồ.
- Bước 6: Đọc kết quả đã hiển thị trên màn hình.
>>>Mời bạn xem thêm: Dịch vụ sửa chữa hệ thống kiểm tra sinh học phương pháp Elisa
3. Top 3 đồng hồ đo điện áp phổ biến nhất
3.1. Đồng hồ vạn năng – Hioki 3244-60
Đồng hồ đo điện áp Hioki 3244-60 là đại điện điển hình cho thiết bị đồng hồ đo điện hiện đại. Sản phẩm đã được thiết kế tinh tế với vẻ ngoài mỏng nhẹ giúp bạn sử dụng dễ dàng, có thể cầm tay hay bỏ túi khi di chuyển.
Đồng thời dụng cụ đo điện cũng hoàn toàn đảm bảo khả năng đo điện áp DCV hay ACV với dải đo lên đến 500V có độ chính xác cao. Dù vậy thì thời gian lấy mẫu chỉ là 2.5time/s.
Những chức năng đi kèm khác của thiết bị đo điện hioki 3244-60 có thể kể đến như: đo điện trở, đo thông mạch… Tính năng tự động mở tắt nguồn giúp tiết kiệm được nguồn năng lượng, hoạt động ổn định hơn trong suốt quá trình đo lường.
3.2. Đồng hồ vạn năng – Sanwa YX-360TRF
Có thể nói đây là mẫu đồng hồ đo điện áp kim bán phổ biến nhất hiện nay. Sanwa YX-360TRF sở hữu 4 chức năng chính, bao gồm đo điện trở và điện áp DC hay điện áp AC, đo cường độ dòng điện. Với thiết kế chống va đập cùng sự tích hợp cầu chì với vai trò bảo vệ và cho phép bảo vệ đồng hồ đo tốt hơn.
Đồng hồ Sanwa YX-360TRF được sử dụng với vô số mục đích khác nhau, chẳng hạn như kiểm tra thông mạch của thiết bị hay dây dẫn, tính toán trị số điện trở, kiểm tra xem tụ điện bị dò hay là không…. Ưu điểm của thiết bị YX360TRF chính là dễ dàng thay thế, sửa chữa và cũng có mức giá khá mềm.
3.3. Đồng hồ đo kim – Fluke 117
Fluke cũng là một trong những thương hiệu đồng hồ đo điện áp được nhiều người lựa chọn nhờ vào thiết kế bền bỉ, chắc chắn cùng với khả năng hoạt động ổn định.
Fluke 117 cho phép người sử dụng đo điện áp AC hay DC hoặc các giá trị cường độ dòng điện, điện trở hay tần số, điện dung. Bên cạnh đó, thiết bị còn tích hợp True RMS đảm bảo việc kết quả chính xác ngay lúc làm việc ở môi trường nhiễu sóng, sóng thất thường.
Những chức năng hiện đại khác của đồng hồ đo điện Fluke 117 có thể kể đến như chống quá điện áp, cầu chì bảo vệ đầu ra… Việc đạt chuẩn an toàn quốc tế: “CAT III 600 V” cho phép ứng dụng ở đa dạng điều kiện khác nhau.
4. Các lưu ý quan trọng khi sử dụng đồng hồ đo điện áp
Để hoạt động sử dụng đồng hồ đo điện áp diễn ra thuận lợi và có thể cho ra kết quả nhanh cũng như chính xác nhất. Người tiến hành đo cần lưu tâm một số m vấn đề dưới đây khi sử dụng những dụng cụ đo điện áp:
Để thang ở đúng vị trí mình muốn đo
Khi muốn sử dụng đồng hồ đo điện áp đo điện áp xoay chiều, người sử dụng tuyệt đối không được để thang đo tại vị trí đo điện trở hay đo dòng điện. Việc này vô cùng quan trọng bởi vì nếu những thang đo để sai vị trí thì sẽ làm hỏng thiết bị đồng hồ đo của bạn ngay lập tức.
Tình huống để nhầm thang đo
- Để nhầm thang đo của dòng điện vào nguồn AC, sẽ gây hỏng dụng cụ đo của bạn.
- Để nhầm thang đo điện trở và sau đó đo vào nguồn AC sẽ làm hỏng những điện trở trong đồng hồ đo điện áp
- Nếu để thang đo tại vị trí DC sau đó lại đo vào nguồn điện AC. Lúc này thì kim đồng hồ sẽ không báo nhưng thiết bị bị ảnh hưởng .
Từ các tìm hiểu trên về đồng hồ đo điện áp cũng như những loại đồng hồ đo điện, hy vọng sẽ giúp quý khách hàng có thêm hiểu nhiều biết trong việc lựa chọn được dụng cụ đo lường điện thật chất lượng, đáp ứng những yêu cầu trong công việc. THIETBIKIEMTRA sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin bổ ích về các loại dụng cụ, thiết bị đo cũng như cho mọi khách hàng và bạn đọc.