Ngày nay, việc kinh doanh ngày càng phổ biến, nhất là việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài đưa hàng hóa đi xuất khẩu để có thể tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Riêng về ngành thực phẩm thì doanh nghiệp không chỉ lo về mặt thuế hóa mà còn là chất lượng sản phẩm. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đó có vấn đề gì thì toàn bộ tổn thất sẽ do một mình doanh nghiệp chịu và uy tín của công ty sẽ bị giảm sút.
Vì thế, Thiết Bị Kiểm Tra xin gửi đến bạn một vài lưu ý trong quá trình xuất khẩu đặc biệt là trong ngành thực phẩm.
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây khi muốn xuất khẩu thực phẩm:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh”.
Về thủ tục xuất khẩu, Điều 4 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng, hóa với nước ngoài, quy định như sau:
“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”.
Không những có những điều kiện về giấy tờ mà sản phẩm của doanh nghiệp cần phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa đi xuất khẩu sang nước ngoài nên bạn cần phải xem xét và tìm hiểu thật kỹ các loại giấy tờ đó.
>>> Xem ngay: Tất tần tật về máy dò kim loại bạn cần biết
Các lỗi thường gặp đối với các thực phẩm xuất khẩu:
Tiến Minh xin liệt kê một vài lỗi mà các doanh nghiệp hay mắc phải trong quá trình xuất khẩu thực phẩm:
– Không ghi rõ, đầy đủ cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” theo quy định của nước nhập khẩu. Ví dụ nếu xuất khẩu sang Nhật Bản thì phải ghi theo quy định trong Luật Tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng”…
– Không ghi rõ, đầy đủ thành phần thực phẩm, đặc biệt là những thành phần có nguy cơ gây dị ứng, ngộ độc hoặc thuộc nhóm các thực phẩm không được dùng cho những nhóm người ăn kiêng phổ biến (tiểu đường, béo phì, tim mạch…)
– Chất lượng bao gói không đảm bảo.
Ngoài những lỗi trên thì lỗi mà cực kì nghiêm trọng đối với sản phẩm xuất khẩu đó là chuyện ngộ độc thức ăn. Khi xảy ra vấn đề ngộ độc thì chắc chắn doanh nghiệp là người sẽ bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Và những sản phẩm đó chắc chắn sẽ không được xuất khẩu, tất nhiên thiệt hại không phải là ít. Vậy cần làm gì để việc ngộ độc thực phẩm không xảy ra?
Một trong số đó vấn đề ngộ độc thực phẩm do nhiễm quá nhiều kim loại ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi những tác hại không thể ngờ đến của nó đối với sức khỏe của người tiêu dùng và bởi chính sự gia tăng của loại nguy cơ ô nhiễm này trong cuộc sống. Nhiều nguyên tố kim loại nặng có thể do nguồn gây ô nhiễm thực phẩm nhưng những nguyên tố hay được nhắc đến nhất là chì, thủy ngân, thạch tín,…
Đối với thị trường nước ngoài thì việc an toàn thực phẩm là điều mà họ quan tâm nhất. Nên họ sẽ có quá trình kiểm tra rất kĩ càng về các vấn đề an toàn thực phẩm. Họ sẽ kiểm tra dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh trong toàn bộ các giai đoạn từ sản xuất tới phân phối thì sau đó họ mới đưa ra quyết định có nhập khẩu sản phẩm của bạn hay không?
>> Xem thêm: Máy dò kim loại trong thực phẩm – Minebea
Đó chính là chúng ta cần có biện pháp đưa vào trong quá trình sản xuất thực phẩm chính là máy dò kim loại trong thực phẩm giúp phát hiện được ra những kim loại hoặc lượng kim loại bị nhiễm trong thực phẩm để có thể tránh tuyệt đối gây ra ngộ độc thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Việc đưa máy dò kim loại trong thực phẩm vào trong ngành sản xuất thực phẩm là vô cùng cần thiết bởi việc này sẽ giúp đảm bảo hơn nguồn thực phẩm xuất ra thị trường, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo vệ được uy tín của nhà sản xuất.
Tiến Minh hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp bạn đưa ra được các giải pháp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình, để có thể đưa sản phẩm của mình xuất khẩu ra nước ngoài và mang lại doanh thu hiệu quả.
>>> Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây