Cách sử dụng động hồ đo điện được rất nhiều người quan tâm. Để biết được thông số của các thiết bị điện trong nhà như: nồi cơm điện, ổ cắm điện,… chúng ta có thể dùng đồng hồ đo điện đa năng để đo. Vì sự tiện dụng và tính năng tuyệt vời của đồng hồ đo điện đa năng nên bài viết này, THIETBIKIEMTRA sẽ chia sẽ cho bạn rõ hơn về các tính năng và cách sử dụng đồng hồ vạn năng
1. Chức năng của đồng hồ đo điện đa năng
Công dụng của các loại đồng hồ đo điện thường gặp |
|
Đo dòng điện | Đo điện trở |
Kiểm tra thông mạch | … |
Mỗi loại đồng hồ đo điện sẽ tùy thuộc vào cơ chế cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó mà có công dụng riêng nhằm phục vụ đúng mục đích, yêu cầu của người tiêu dùng. Thế nên bạn cần tìm hiểu những công dụng của đồng hồ đo điện để chọn được cho mình loại có chức năng phù hợp nhất với mục đích sử dụng cũng như biết thêm về cách sử dụng đồng hồ đo điện đúng nhất.
- Công dụng của đồng hồ đồng hồ đo điện kim: Đồng hồ này còn được mọi người gọi với cái tên thân thuộc đó là đồng hồ vạn năng kim. Sở hữu cho mình một thiết kế đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh tế, thanh lịch. Với các chức năng đo cơ bản như: đo dòng điện xoay chiều, đo dòng điện 1 chiều và các tiêu chí được đề ra như: đo cường độ dòng điện, điện áp 1 pha, 2 pha, 3 pha.
- Công dụng của đồng hồ đo điện vạn năng đo điện trở: thông thường đồng hồ vạn năng vẫn thường được mọi người dùng để đo tụ điện, đo nhiệt độ,… Đồng hồ vạn năng kim cho phép các nhà tiêu dùng thực hiện các phép đo đơn giản với kết quả cho ra có độ chính xác cao.
- Công dụng của đồng hồ đo điện đa năng dạng số: Đồng hồ đo điện dạng số được mọi người đánh giá khá cao về chất lượng cũng như công dụng của chúng. Trong các loại đồng hồ đo điện thì đây có lẽ là loại đồng hồ có công dụng đa dạng nhất. Ví dụ như bạn có thể dùng đồng hồ đo điện đa năng điện tử này để đo dòng điện AC,DC, đo điện áp hay hiệu điện thế, điện trở, thông mạch hoặc bạn có thể dùng chúng để kiểm tra kết nối mạch
Đồng hồ đo điện có nhiều công dụng hữu ích
2. Ưu điểm và nhược điểm của đồng hồ đo điện đa năng
2.1. Ưu điểm
Đồng hồ này thường được mọi người ưu chuộng, dùng để kiểm ra các linh kiện bán dẫn như di-ốt, transistor vì giá thành của chúng thường khá rẻ so với các loại khác. Ngoài ra bạn có thể dùng nó để nhận biết các linh kiện trong mạch điện tử có còn hoạt động được nữa không. Cách dùng đồng hồ vạn năng cũng khá đơn giản.
2.2. Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của thiết bị này đó là kim của đồng hồ vạn năng kim dễ bị hỏng và mạch điện tử cũng thế. Nên trong quá trình vận hành bạn cần chú ý và hiểu rõ về cách sử dụng đồng hồ đo điện nhằm tránh được những vẫn đề không đáng có xảy ra.
Đồng hồ đo điện vạn năng thường dễ hư hỏng
3. Cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng
3.1. Đo dòng điện
Sau đây là hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ đo điện để đo dòng điện bạn mong muốn.
- Bước 1: Di chuyển nút vặn đến vị trí đo dòng điện hiển thị mức A
- Bước 2: Nhấn nút Select nhằm chuyển chế độ AC và DC sao cho phù hợp.
- Bước 3: Cắm que đo có màu đen vào cổng COM và que đỏ vào cổng A.
- Bước 4: Tiến hành đo và đọc kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình.
3.2. Kiểm tra thông mạch
Các bước sau sẽ nói lên cách sử dụng đồng hồ đo điện để kiểm tra thông mạch
- Bước 1: Di chuyển nút về vị trí đo điện trở hay đo đi-ốt hoặc thông mạch.
- Bước 2: Nhấn vào nút Select để di chuyển về chế độ kiểm tra thông mạch (có hình âm thanh).
- Bước 3: Tiến hành cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào vị trí cổng COM.
- Bước 4: Cắm hai đầu que đo vào hai đầu mạch cần đo.
- Bước 5: Khi nghe tiếng được phát ra, đồng nghĩa là mạch không bị đứt. Nếu thiết bị không phát ra tiếng thì cho thấy được mạch đang gặp vấn đề.
3.3. Đo điện áp
Qua các bước sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về cách đo đồng hồ điện để đo điện áp
- Bước 1: Dịch chuyển nút vặn trên thiết bị đến V. Nhằm kích hoạt chức năng đo điện áp.
- Bước 2: Thực hiện cắm que đo trên thiết bị, với que đỏ ở cổng (VΩHz) và que đen ở cổng COM.
- Bước 3: Nhìn vào màn hình, bạn sẽ thấy chức năng đo đang hiển thị là DC tức là đang đo điện áp một chiều.
- Bước 4: Nhấn vào nút Select trên máy để thực hiện việc chuyển đo dòng điện áp một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC).
- Bước 5: Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần được đo điện áp và đọc giá trị hiển thị trên màn hình.
Có thể sử dụng đồng hồ đo điện để đo điện áp
4. Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng
Sau đây là những điểm bạn cần phải lưu ý khi tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng :
- Điều đầu tiên bạn cần chú ý khi tiến hành cách đo đồng hồ vạn năng đó là việc chỉnh sai thang đo sẽ khiến cho đồng hồ dễ bị hư hoặc bạn sẽ không thể tiến hành đo được giá trị cần đo.
- Một điều bạn cần hết sức lưu ý là tránh chỉnh nhầm vào thang đo dòng điện khi bạn muốn đo điện áp AC. Điều này sẽ gây hỏng đồng hồ của bạn.
- Mọi người thường hay chỉnh thang đo áp DC mà lại đo vào nguồn AC. Thao tác này sẽ khiến kim đồng hồ của bạn không báo.
>>>Mời bạn xem thêm: Thước Đo Khoảng Cách Bằng Tia Laser – Thước Đo Chính Hãng
Hy vọng qua những chia sẽ trên sẽ giúp bạn hiểu và biết cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo nhiều thông số khác nhau. Cũng như hiểu thêm phần nào về thiết bị này và từ đó chọn được một sản phẩm ưng ý phù hợp với mình nhé!